Chuyển đến nội dung chính

LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

1.        Nghiệp vụ hợp nhất báo cáo tài chính
-   Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất được áp dụng bao gồm:
o   Bảng Cân đối kế toán hợp nhất
o   Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
o   Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
o   Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất
-   Các thuật ngữ:
o   Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
o   Công ty con: Là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
o   Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con.
o   Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con.
o   Công ty liên kết: là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.
o   Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó
o   Liên doanh: Là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.
o   Lợi ích của cổ đông thiểu sổ: Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.
o   Lợi thế thương mại: Là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt.
o   Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một Tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con.
o   Hợp nhất kinh doanh: Là việc chuyển các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.
o   Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát chung: Là hợp nhất kinh doanh trong đó các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất chịu sự kiểm soát của cùng một bên hoặc một nhóm các bên cả trước và sau khi hợp nhất kinh doanh và sự kiểm soát đó là lâu dài.
o   Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết và sẵn sàng trong sự trao đổi ngang giá
o   Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư.
o   Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư  trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.
o   Phương pháp hợp nhất toàn bộ: báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Sau đó, điều chỉnh cho các khoản mục:
§  Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ;
§  Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của Tập đoàn để tính lãi, hoặc lỗ thuần có thể được xác định cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ;
§  Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm:
·        Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu.
·        Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.
§  Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
o   Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán và các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn, bao gồm các khoản doanh thu, các khoản chi phí, cổ tức phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản, như hàng tồn kho và tài sản cố định cũng được loại trừ hoàn toàn.
2.        Hợp nhất công ty con theo phương pháp hợp nhất toàn bộ
-   Xác định đối tượng hợp nhất
o   Trước khi thực hiện hợp nhất, Tập đoàn cần xác định được mối quan hệ giữa Tập đoàn với các đơn vị có liên quan, để lập nên danh mục các đơn vị thành viên, công ty con, công ty liên doanh và công ty liên kết của Tập đoàn tại thời điểm lập báo cáo
o   Các công ty con sẽ cập nhật những thay đổi về các khoản đầu tư của đơn vị mình cho BTCKT&KT về tên khoản đầu tư, giá trị đầu tư, tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ sở hữu. Trên cơ sở đó, kế toán Hợp nhất của Tập đoàn sẽ xác định:
§  Chi tiết các khoản đầu tư dài hạn của Công ty mẹ và các công ty con.
§  Tổng hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của Tập đoàn vào các công ty.
§  Phân loại lại các khoản đầu tư theo tỷ lệ quyền biểu quyết mới.
§  Xác định danh sách các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và khoản đầu tư khác.
§  Xác định phương pháp hợp nhất đối với từng khoản đầu tư.
§  Tính toán lại tỷ lệ quyền sở hữu của Tập đoàn vào các công ty.
§  Lập ghi chú báo cáo tài chính về các khoản đầu tư vào công ty con.
-   Điều chỉnh khác biệt trọng yếu về kỳ kế toán và chính sách kế toán
o   Nguyên tắc chung:
§  Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn. Trường hợp Công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong Tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của Tập đoàn.
§  Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con sử dụng để hợp nhất Báo cáo tài chính phải được lập cho cùng một kỳ kế toán. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, Công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của Công ty mẹ. Trong trường hợp điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm khác nhau có thể được sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp này, Báo cáo sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của Công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của Tập đoàn. Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo  cáo tài chính phải được thống nhất qua các kỳ.
§  Ví dụ:
·        Điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng tháng/năm (N-1)
o   Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
o   Có “Lợi nhuận chưa phân phối”
·        Điều chỉnh giảm giá vốn bán hàng tháng/năm (N-1) tương ứng
o   Nợ “Lợi nhuận chưa phân phối”
o   Có “Giá vốn hàng bán”
·        Điều chỉnh giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành tính trên doanh thu bán hàng tháng/năm (N-1)
o   Nợ “Lợi nhuận chưa phân phối”
o   Có “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
·        Điều chỉnh tăng doanh thu bán hàng tháng/năm (N+1)
o   Nợ “Phải thu khách hàng
o   Có “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
·        Điều chỉnh tăng giá vốn bán khí tháng/năm N tương ứng:
o   Nợ “Giá vốn hàng bán”
o   Có “Phải trả người cung cấp”
·        Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận bán khí tháng/năm N tương ứng
o   Nợ “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
o   Có “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
-   Cộng hợp các chỉ tiêu trên BCĐKT & BCKQKD
o   Cộng ngang số liệu bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và các thuyết minh báo cáo tài chính doanh theo mẫu thống nhất
-   Loại trừ giá trị ghi sổ khoản đầu tư
o   Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị khoản đầu tư vào công ty con phải được loại trừ toàn bộ.
o   Trước khi thực hiện loại trừ giá trị khoản đầu tư, kế toán đối chiếu giá trị khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong vốn điều lệ của công ty con. Chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư và phần sở hữu của nhà đầu tư trong vốn điều lệ của Công ty là lợi thế thương mại.
o   Ví dụ: ABC có vốn điều lệ là 4.000  VND. Năm 2007, Công ty mẹ mua 60% tổng tài sản thuần của ABC với số tiền là 2.600 VND. Chênh lệch 200 VND (= 2.600 – 4.000 x 60%) là lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất ABC
§  Sau khi đối chiếu và xác định được lợi thế thương mại, kế toán thực hiện loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty con
·        Nợ “Vốn điều lệ”                            2.400
·        Nợ “Lợi thế thương mại”                 200
o   Có “Đầu tư vào công ty con”        2.600
-   Phân bổ lợi thế thương mại
o   Phân bổ lợi thế thương mại theo thời gian n năm
§  Nợ “Lợi nhuận chưa phân phối”  200/n năm
§  Có “Lợi thế thương mại”               200/n năm
-   Tách lợi ích cổ đông thiểu số
o   Lợi ích cổ đông thiểu số trên Bảng cân đối kế toán
§  Giá trị cổ phần nắm giữ của cổ đông thiểu số là <50%
§  Bút toán điều chỉnh như sau:
·        Nợ “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”
·        Nợ “Thặng dư vốn cổ phần”
·        Nợ “Vốn pháp định khác”
·        Nợ “Cổ phiếu quỹ”
·        Nợ “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”
·        Nợ “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”
·        Nợ “Quỹ đầu tư phát triển”
·        Nợ “Quỹ khác thuộc vốn chủ”
·        Nợ “Lợi nhuận chưa phân phối”
·        Nợ “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”
o   Có “Lợi ích của cổ đông thiểu số”
o   Lợi ích cổ đông thiểu số trên Báo cáo kết quả kinh doanh
§  Nếu báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ có lãi:
·        Nợ “Lợi nhuận chưa phân phối”
·        Có “Lợi ích của cổ đông thiểu số” (P/L)
§  Nếu báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ lỗ:
·        Nợ “Lợi ích của cổ đông thiểu số” (P/L)
·        Có “Lợi nhuận chưa phân phối”
-   Loại trừ các giao dịch nội bộ
-   Loại trừ doanh thu – giá vốn nội bộ
o   Nguyên tắc chung
§  Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn
§  Lợi nhuận chưa thực hiện HTK cuối kỳ được xác định như sau:








Lợi nhuận chưa thực hiện HTK cuối kỳ
=
(LN gộp từng mặt hàng = Doanh thu – giá vốn)
/
Doanh thu
từng mặt hàng
o   Bút toán điều chỉnh
§  Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ.
·        Trường hợp có lãi:
o   Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (doanh thu bán hàng nội bộ).\
o   Có “Giá vốn hàng bán” (doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
o   Có “Hàng tồn kho” (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
-   Loại trừ công nợ phải thu, phải trả nội bộ
o   Nguyên tắc chung
§  Tất cả các khoản công nợ nội bộ đều phải được đối chiếu tại ngày 31/12 (Giữa Công ty mẹ và Công ty con, các công ty con với nhau).
o   Bút toán điều chỉnh
§  Đối chiếu và điều chỉnh các khoản công nợ phải thu, phải trả
§  Loại trừ cặp Phải thu khách hàng – Phải trả người bán
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 131 và giảm mã 312 số tiền đã đối chiếu khớp, Giảm Mã 211 và giảm mã 331 số tiền đã đối chiếu khớp
§  Loại trừ cặp Trả trước cho người bán – Người mua trả tiền trước
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 132 và giảm mã 313 số tiền đã đối chiếu khớp
§  Loại trừ cặp Phải thu nội bộ – Phải trả nội bộ
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 133 và giảm mã 317 số tiền đã đối chiếu khớp; giảm mã 233 và mã 332 với số tiền đã đối chiếu khớp
§  Loại trừ cặp Phải thu khác – Phải trả khác
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 133 và giảm mã 317 số tiền đã đối chiếu khớp; giảm mã 233 và mã 332 với số tiền đã đối chiếu khớp
Lưu ý:
Một số nghiệp vụ phổ biến nên được ghi nhận trên cặp tài khoản phải thu và phải trả
khác:
+ Phí quản lý
+ Phí bảo lãnh
+ Tiền thu từ Cổ phần hóa
+ Tiền lãi của khoản tiền thu từ Cổ phần hóa
+ Lãi ủy thác đầu tư
+ Lãi ủy thác cho vay
+ Cổ tức và lãi tiền gửi
+ Lãi, khấu hao
+ Lợi nhuận chưa phân phối
§  Loại trừ các khoản vay nội bộ
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 121 và giảm mã 311 số tiền đã đối chiếu khớp; giảm mã 258 và mã 334 với số tiền đã đối chiếu khớp
§  Loại trừ lãi vay và chi phí lãi vay nội bộ
·        Thực hiện bù trừ: Giảm Mã 21 và giảm mã 22 số tiền đã đối chiếu khớp
§  Loại trừ giao dịch mua bán khoản đầu tư nội bộ
·        Trong trường hợp bán khoản đầu tư cho các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn mà có lãi, kế toán điều chỉnh như sau:
o   Nợ “Doanh thu hoạt động tài chính”
o   Có “Đầu tư vào công ty con”
o   Có “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”
o   Có “Đầu tư khác”
·        Trong trường hợp bán khoản đầu tư cho các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn mà có lỗ, kế toán điều chỉnh như sau:
o   Nơ “Đầu tư vào công ty con”
o   Nợ “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”Nợ “Đầu tư khác”
o   Có “Chi phí hoạt động tài chính”
§  Loại trừ phí quản lý
·        Nợ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (phí quản lý).
·        Có “Chi phí quản lý”
§  Loại trừ cổ tức, lợi nhuận sau thuế TNDN
·        Nợ “Doanh thu hoạt động tài chính” (cổ tức, lợi nhuận nộp cấp trên).
·        Có “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”
§  Loại trừ giao dịch mua bán tài sản cố định nội bộ
·        Loại trừ thu nhập khác,chi phí khác, lợi nhuận chưa thực hiện và điều chỉnh lại giá trị ghi sổ của tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ.
o   Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán nhỏ hơn nguyên giá tài sản cố định:
§  Nợ “Nguyên giá TSCĐ” (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - giá bán)
§  Nợ “Thu nhập khác” (Giá bán TSCĐ)
§  Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ” (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
§  Có “Chi phí khác” (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán).
o   Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán lớn hơn nguyên giá tài sản cố định:
§  Nợ “Thu nhập khác” (Giá bán TSCĐ)
§  Có “Nguyên giá TSCĐ” (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá)
§  Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ” (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
§  Có “Chi phí khác” (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán).
·        Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi/lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
o   Trường hợp lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
§  Nợ “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ
§  Có “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ
§  Có “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Có “Chi phí bán hàng” (Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Có “Giá vốn hàng bán” (Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Đồng thời:
·        Nợ “ sản thuế thu nhập hoãn lại”
·        Có “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”.
o   Trường hợp lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
§  Nợ “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Nợ “Chi phí bán hàng” (Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Nợ “Giá vốn hàng bán” (Trường hợp tài sản được dùng sản xuất): số điều chỉnh phát sinh trong kỳ
§  Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”: số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ
§  Có “Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ”: số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ\
§  Đồng thời:
·        Nợ “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
·        Có “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”
·        Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng.
o   Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, thì điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
§  Nợ “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
§  Nợ “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
§  Có “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến
§  cuối kỳ).
o   Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh tăng chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế thì điều chỉnh ảnh hưởng của thuế như sau:
§  Nợ “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đến cuối kỳ)
§  Có “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”(ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
§  Có “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ).
§  Loại trừ nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi rỏ các khoản đầu tư nội bộ
·        Nợ “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
·        Có “Lợi nhuận chưa phân phối”
§  Loại trừ các nghiệp vụ cấp và nhận vốn
·        Bù trừ trên biểu vốn quỹ, không phát sinh bút toán điều chỉnh
3.        Hợp nhất công ty liên doanh liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
-   Hợp nhất các công ty liên kết, liên doanh
o   Chỉ điều chỉnh tăng giảm khoản đầu tư tương ứng với phần sở hữu của Tập đoàn trong tài sản ròng của Công ty liên kết/liên doanh kể từ ngày mua. Đồng thời ghi nhận phần sở hữu tương ứng của Tập đoàn trong lợi nhuận / lỗ thuần của công ty liên kết/ liên doanh trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn
o   Đối với Bảng Cân đối kế toán
§  Kế toán xác định tài sản thuần từ Bảng cân đối kế toán của các công ty liên doanh,liên kết. Phần sở hữu của Tập đoàn được tính bằng tỷ lệ sở hữu vốn của Tập đoàn trong tài sản thuần của các công ty liên doanh, liên kết.
§  Ví dụ: Tập đoàn sở hữu SG với tỷ lệ sở hữu vốn là 40% với giá mua ban đầu là 680 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2009, SG có Bảng Cân đối kế toán tóm tắt như sau:



































Tài sản
Nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn
1.000
Công nợ
500
Tài sản dài hạn
2.000
Nguồn vốn
2.500


-   Vốn điều lệ
1.700


-   Lợi nhuận chưa phân phối
700


-   Quỹ khen thưởng, phúc lợi
100
Tổng Tài sản
3.000
Tổng Nguồn vốn
3.000

§  Phần sở hữu của Tập đoàn trong tài sản thuần của SG là: 960 (=(1.700 + 700 )x40%)
§  Chênh lệch so với giá trị khoản đầu tư gốc là: 280 đồng (960 đồng – 680 đồng)
§  Bút toán điều chỉnh như sau:
·        Nợ “Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết”: 280 đồng
·        Có “Lợi nhuận từ liên doanh, liên kết” : 280 đồng
o   Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh
§  Phần sở hữu của Tập đoàn được tính bằng tỷ lệ sở hữu vốn của Tập đoàn trong Lợi nhuận sau thuế của các công ty liên doanh, liên kết.
§  Ví dụ: Cho năm tài chính kết thúc này 31/12/2009, SG lợi nhuận sau thuế là 350 đồng.
·        Phần sở hữu của Tập đoàn trong Lợi nhuận sau thuế của SG là: 140 triệu đồng (=350 triệu đồng *40%)
·        Bút toán điều chỉnh như sau
o   Nợ “Lợi nhuận từ liên doanh, liên kết”: 140 đồng (=280 đồng – 140 đồng)
o   Có “Lợi nhuận chưa phân phối”: 140 triệu đồng
-   Hợp nhất các hợp đồng liên doanh
4.        Chuyển đổi báo cáo
-   Nguồn dữ liệu để chuyển đổi báo cáo là Bảng Cân đối kế toán và Bảng cân đối phát sinh tài khoản.
Các khoản mục khác biệt cần được quy về một chuẩn chung thống nhất của Tập đoàn để hợp nhất số liệu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

QUY TRÌNH CHUẨN MUA HÀNG, NHẬP KHO CỦA ORACLE E-BUSINESS SUITE

DIS.01_QUY TRÌNH TỪ YÊU CẦU MUA HÀNG ĐẾN NHẬP KHO Sơ đồ Mô tả Đầu vào: Hợp đồng đã ký Kế hoạch mua hàng Dự báo nhu cầu bán Xử lý: Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng và đệ trình phê duyệt Trưởng bộ phận/Giám sát mua hàng phê duyệt yêu cầu dựa trên quy định phê duyệt hạn mức đơn hàng mua Ban/Phòng lập đơn hàng mua cho các nhà cung cấp đã được lựa chọn Trưởng bộ phận phê duyệt đơn hàng mua Ban/Phòng gửi đơn hàng đến nhà cung cấp bằng email, fax…vv Nhận hàng hóa: Nếu là hàng hóa thì Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng / Trưởng kho nhận hàng hóa vào kho/ khu vực kiểm tra Nếu là dịch vụ thì Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng nhận dịch vụ Đầu ra: Lập hóa đơn mua Tính giá mua Ghi nhận hạch toán DIS.02_QUY TRÌNH TRẢ HÀNG NHÀ CUNG CẤP Sơ đồ Mô tả Đầu vào: Quy trình DIS.01 Xử lý: Người mua/Nhà cung cấp cùng thống nhất yêu cầu trả lại hàng đã mua bị lỗi Chuyển trả hàng Có thay thế hàng đã mua bằng hàng ...

NGHIỆP VỤ KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẶC THÙ

Trước khi tính đến phương án triển khai hệ thống ERP cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì cần thiết phải lưu ý đến các đặc thù của ngành hàng này 4.1 Nghiệp vụ mua hàng - Quản lý giá Platts thị trường Singapore để tính giá bình quân, làm cơ sở tính giá nhập khẩu và giá bán lẻ. 4.2 Nghiệp vụ bán hàng - Bán hàng ra hóa đơn trước khi xuất hàng thực tế: Ngày 22/07/2014: khách hàng gửi đơn đặt hàng, số lượng 50,000 LIT, giá bán ngày 22/07/2014 là 21,000 đ/lit, chốt giá và ra hóa đơn vào ngày 22/07/2014, khách hàng được phép gửi hàng lại 15 ngày, lấy hàng dần dần. - 22/07/2014: + In hóa đơn, chuyển công nợ cho kế toán thu tiền + Ghi nhận giá vốn hàng bán cho đơn hàng +  In phiếu xuất kho giao cho khách hàng, phiếu xuất kho này chỉ mới in thông tin xuất hàng như tên khách hàng, tên kho xuất, số lượng xuất,…. Khách hàng nhận cả 4 liên. Một đơn hàng có thể tách ra rất nhiều phiếu xuất, số lượng phiếu xuất cho 1 ...

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH ORACLE E-BUSINESS SUITE

PHÂN HỆ SYSTEM ADMINISTRATOR 1.       Log in vào ứng dụng 2.       Tạo User/ Người dùng 3.       Tạo quyền truy cập 4.       Tạo bộ báo cáo 5.       Các quyền quản trị ứng dụng PHÂN HỆ PHẢI TRẢ - ORACLE PAYABLES 1.       Hóa đơn mua hàng 2.       Thanh toán mua hàng 3.       Tạo nhà cung cấp PHÂN HỆ PHẢI THU - ORACLE RECEIVABLES 1.       Nhập hóa đơn bán hàng   2.       Nhập thu tiền 3.       Nhập khách hàng PHÂN HỆ TIỀN - ORACLE CASH MANAGEMENT PHÂN HỆ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - ORACLE ASSETS PHÂN HỆ TỔNG HỢP - ORACLE GENERAL LEDGER 1.        Tạo bút toán tổng hợp 2.    ...