Chuyển đến nội dung chính

NGHIỆP VỤ KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẶC THÙ

Trước khi tính đến phương án triển khai hệ thống ERP cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì cần thiết phải lưu ý đến các đặc thù của ngành hàng này
4.1 Nghiệp vụ mua hàng
- Quản lý giá Platts thị trường Singapore để tính giá bình quân, làm cơ sở tính giá nhập khẩu và giá bán lẻ.
4.2 Nghiệp vụ bán hàng
- Bán hàng ra hóa đơn trước khi xuất hàng thực tế: Ngày 22/07/2014: khách hàng gửi đơn đặt hàng, số lượng 50,000 LIT, giá bán ngày 22/07/2014 là 21,000 đ/lit, chốt giá và ra hóa đơn vào ngày 22/07/2014, khách hàng được phép gửi hàng lại 15 ngày, lấy hàng dần dần.
- 22/07/2014:
+ In hóa đơn, chuyển công nợ cho kế toán thu tiền
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán cho đơn hàng
+ In phiếu xuất kho giao cho khách hàng, phiếu xuất kho này chỉ mới in thông tin xuất hàng như tên khách hàng, tên kho xuất, số lượng xuất,…. Khách hàng nhận cả 4 liên. Một đơn hàng có thể tách ra rất nhiều phiếu xuất, số lượng phiếu xuất cho 1 đơn hàng có thể liên đến 300 phiếu (do lấy hàng bằng xe bồn).
ð Khách đến lấy hàng:
ü Khách hàng giao phiếu xuất kho cho kho cả 4 liên, kho xuất hàng và In thêm phần thực xuất lên phiếu xuất (nhiệt độ, tỷ trọng, số lượng LIT, số lượng L15,…); Kho trả lại cho khách hàng 1 liên, giữ lại 3 liên.
ð Định kỳ (cuối tháng, cuối 10 ngày,…)
ü Kho chuyển phiếu xuất đã xuất hàng cho ĐVKD (2 liên)
ü ĐVKD đối chiếu số lượng thực xuất so với số lượng ghi nhận giá vốn lúc ra hóa đơn
Vấn đề:
- Ghi nhận giá vốn theo L15, vậy lúc ra hóa đơn hệ thống ghi nhận giá vốn như thế nào vì lúc này chưa biết sẽ xuất bao nhiêu L15? Làm thế nào để doanh thu và giá vốn cân xứng?
- 1 đơn hàng có rất nhiều phiếu xuất và mong muốn in ra phiếu xuất cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất, vậy giải pháp áp dụng có thể hỗ trợ tách đơn hàng thành nhiều phiếu hay không? Hơn nữa, phiếu xuất kho là phiếu cứng được in sẵn template và đánh số thứ tự trước khi bán hàng, nếu muốn quản lý số phiếu xuất trên hệ thống mà không muốn phải nhập từng số phiếu lên mỗi phiếu trên hệ thống, giải pháp áp dụng có thể cho nhảy số tự động hay không? (Nhập số phiếu đầu tiên, các phiếu sau tự nhảy)
Hàng quý, phòng kinh doanh thường thống kê số lượng thực xuất so với số lượng đã ra hóa đơn. Nếu xuất dư thì ra hóa đơn thu thêm tiền, nếu xuất thiếu thì ra phiếu xuất xuất bù. Việc điều chỉnh do xuất lệch này thường được thực hiện 3 tháng 1 lần, điều chỉnh tất cả các đơn hàng trên 1 hóa đơn hoặc 1 phiếu xuất.
- Bán hàng giao kho khách hàng: Khách hàng đặt hàng ngày 02/05/2012 100,000LIT dầu FO, điều kiện giao hàng là giao tại kho khách hàng, giá chốt tại thời điểm giao hàng. BPKD in phiếu xuất chuyển cho nhà vận chuyển, nhà vận chuyển đến kho lấy hàng và chuyển đến kho khách hàng.
ð Số lượng kho xuất giao cho vận chuyển: 100,000 LIT ~ 98,760 L15
ð Số lượng đo tại khách hàng: 99,020 LIT ~ 98,010 L15 (Theo biên bản giao nhận)
ð BPKD in hóa đơn cho khách hàng theo số trên biên bản giao nhận. Số lượng chênh lệch được xử lý như sau:
ð Hao hụt vận chuyển trong định mức: ghi nhận chi phí bán hàng
ð Hao hụt ngoài định mức: trừ vào tiền vận chuyển theo giá bán lẻ.
Vấn đề:
- Việc ghi nhận hao hụt vận chuyển có liên kết với giao dịch bán hàng hay không, để khi cần có thể trích xuất hao hụt vận chuyển cho từng đơn hàng.
- Việc đền tiền vận chuyển theo giá bán lẻ có thực hiện được hay không?
- Số lượng đo tại khách hàng thông thường sẽ nhỏ hơn số xuất tại kho, tuy nhiên có 1 số trường hợp số lượng giao tại kho khách hàng cao hơn số xuất kho (do đồng hồ đo khách nhau), giải pháp áp dụng có xử lý được trường hợp này không?
- Giải pháp áp dụng có hỗ trợ tính phí vận chuyển như thế nào? Công thức tính phí vận chuyển= số lượng vận chuyển ở kho xuất theo L15 /LIT* đơn giá phí VC – đền hao hụt ngoài định mức L15/LIT (đền hao hụt ngoài định mức tính theo giá bán lẻ)
- Bán hàng đi đường:
ð Hàng mua đi đường
ð Hàng điều chuyển nội bộ đi đường
- Bán hàng đang sản xuất
ð Blending inline: Phân tích rõ giải pháp đối với việc pha trộn nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào với tỷ lệ khác nhau, giá vốn và thuế áp dụng trên nguyên liệu khác nhau; giải pháp với việc bán sản phẩm đầu cuối trước khi pha chế, khi khách hàng nhận hàng sẽ pha chế trực tiếp, tính toán lượng tồn kho nguyên liệu để quyết định lượng sản phẩm cuối có thể bán. Lưu ý: Nguyên liệu tồn kho là 1 sản phẩm cuối có thể kinh doanh trực tiếp. Ví dụ: pha chế xăng Mogas 92 E5 từ 3 nguồn nguyên liệu Naptha, Mogas 95, E100 với tỷ lệ tuỳ thuộc chất lượng Naptha và Mogas 95 là sản phẩm kinh doanh nên lượng tồn kho onhand tại thời điểm pha chế có thể khác so với tồn kho tại thời điểm bán hàng Mogas 92 E5.
ð Bán hàng khi mới có kế hoạch sản xuất: Tương tự trường hợp bán hàng blending inline nhưng tại 1 số kho có thể có kế hoạch sản xuất để pha chế sẵn sản phẩm tại bồn; hoặc kế hoạch sản xuất sản phẩm cuối nhưng sản phẩm vẫn chưa được nhập kho hàng bán.
4.3 Nghiệp vụ kho hàng
- Hàng điều chuyển nội bộ về nhiều cảng: thay đổi số lượng và cảng nhập hàng sau khi xuất hàng
- Vay hàng/Trả vay: vay hàng của Đơn vị khác trong tháng này, trả vay trong tháng sau, số lượng 30,000 L15.
Vấn đề:
- Phát sinh chênh lệch tài khoản doanh thu trên giao dịch trả vay và tài khoản giá vốn của giao dịch xuất kho trả vay.
- Khi vay, nhập vào theo theo nguồn Nội địa, khi xuất trả có thể trả nguồn Dung Quất.
- Đến thời hạn phải trả hàng, nhưng có thể do khan hiếm hàng, Đơn vị vay thỏa thuận với Đơn vị cho vay mua luôn số hàng đã vay theo giá bán hiện tại.
- Giải pháp theo dõi, cấn trừ vay trả theo lô: cùng hoặc khác đối tượng, đối có thể vay ở một kho, trả ở một kho khác.
- Quản lý bồn, bể
ð Quản lý hệ thống bồn bể tồn kho: hàng ở trong kho của nhiều chủ sở hữu (Tổng Công ty, Đơn vị kinh doanh, hàng gửi của khách hàng của đơn vị kinh doanh, hàng gửi của đối tác,..), trong khi đó hàng hóa để chung trong các bồn bể.
ð Barem bồn: cho phép khai báo 2 cách: theo công thức và đổ giá trị tuyệt đối trong trường hợp đặc biệt
ü Barem bồn: Các bồn bể được các bên thứ 3 kiểm định và chịu trách nhiệm về kết quả, hệ thống phải đảm bảo cho phép có thể tính toán được ra kết quả chính xác dựa trên kết quả của bên thứ 3 và công thức tính.
ü Ví dụ:
ü Chỉ tính dựa trên mức đo (mm), mức đo sẽ được quy đổi về cm, sau đó tra trên bảng dựa trên số trước dấu phẩy và sau dấu phẩy.
ü Bể T1 đo được 1022 mm, => Vc = 54983 + 2*55 (số 54983 là số tra trên cột V(L) tương ứng với dòng 1020; 2 là số hàng đơn vị của kết quả đo, 55 là cột L/mm), kết quả tra duoc tính theo L. Sau khi có thể tích ở nhiệt độ thực tế: tính V15 = VTT*VCF
ð Quản lý nguồn hàng: Quản lý nhiều nguồn hàng mua khác nhau như mua từ nhà máy lọc dầu, nhập khẩu, nội địa, …vv; Ứng với mỗi nguồn sẽ theo dõi riêng 1 thẻ kho, doanh thu, giá vốn, tính toán hiệu quả kinh doanh.
- Quản lý đơn vị tính
ð Quản lý đơn vị tính: một mặt hàng có 02 đơn vị tính: chính và phụ, qui đổi giữa hai đơn vị tính này, giá vốn hàng hóa và quản lý tồn kho theo đơn vị tính L15 (đối với xăng, dầu), kg ( đối với FO). Tuy nhiên khi bán hàng thì có thể bán theo các đơn vị tính Lit TT, Lit 15, Kg, Tấn, Thùng
- Quản lý hao hụt
ð Quản lý hao hụt công đoạn: quản lý hao hụt theo các công đoạn: hao hụt vận chuyển (hao hụt mua hàng), hao hụt nhập, hao hụt xuất, hao hụt chuyển tải, hao hụt chuyển bể, hao hụt súc rửa, hao hụt tồn chứa (L15 đối với xăng dầu, kg đối với FO)
4.4 Phân hệ kế toán
- Giải pháp kiểm soát công nợ (limit và aging): Phân tích rõ giải pháp quản lý công nợ, cấn trừ công nợ mua bán giữa PVO, các ĐVKD và Khách hàng; giải pháp tính tuổi nợ để thu lãi khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro, quản lý/ cảnh báo khi ra quyết định bán hàng trong các mức nợ khác nhau; giải pháp phê duyệt nhiều cấp khi bán hàng có phát sinh công nợ hoặc vượt hạn mức công nợ; giải pháp đối với trường hợp bổ sung công nợ.
- Tỷ giá xuất bình quân: Chênh lệch tỷ giá tính theo tỷ giá xuất bình quân cuối kỳ của các tài khoản ngân hàng gốc ngoại tệ. Lưu ý tỷ giá xuất bình quân được tính như sau: Tỷ giá xuất bình quân = (VND quy đổi nợ đầu kỳ + VND quy đổi phát sinh nợ trong kỳ - phát sinh dầu thô – phát sinh ủy thác)/(nguyên tệ nợ đầu kỳ + nguyên tệ phát sinh nợ trong kỳ)
- Hợp nhất BCTC: Hợp nhất báo cáo tài chính công ty mẹ, công ty con và công ty liên doanh, liên kết, thuyết minh hoạt động.
- Thuế, phí: Quản lý các loại thuế liên quan: nhập khẩu, tiêu thu đặc biệt mua vào, bán ra, thuế bảo vệ môi trường khi bán:
Loại hàng
Nguồn hàng
Đơn vị bán
Đơn vị mua
Vào
Ra
Vào
Ra
MOGAS & DIEZEL
DQ
Thuế TTDB
x
x
EN
IMPORT
Thuế TTDB + Thuế NK
x
x
EN
LOCAL
X
x
x
x
MANU
X
Special
Special
EN
RE-EXPORT
X
x
x
x
- Tài khoản đối ứng trên sổ chi tiết tài khoản
- Giải pháp của module kế toán quản trị: Phân tích rõ các chức năng phân tích số liệu báo cáo quản trị bằng module này, quy trình tổng hợp và phân tích số liệu đa chiều
- Qui trình kiểm soát đóng kỳ của giải pháp áp dụng: Mô tả quy trình, các bước thực hiện, cơ chế kiểm soát đóng kỳ toàn hệ thống hay đóng kỳ từng bộ sổ, phương án giải quyết các vướng mắc khi không đóng kỳ bộ sổ Đơn vị/ Bộ phận trong khi vẫn phải đóng kỳ Bộ sổ.
4.5 Nghiệp vụ sản xuất, giá thành
- Phân hệ sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì có 02 nghiệp vụ chính:
ð Chứng cất: từ nguyên liệu condensate để cho ra 02 thành phẩm là Naptha và DO sản phẩm đáy
ð Pha chế: từ 02 hay nhiều nguyên liệu tạo ra thành phẩm, ví dụ: nguyên liệu A92, Naptha, thành phẩm A83; xăng A92, E100, hỗn hợp Naptha, chất chỉ thị màu cho ra thành phẩm E5
- Hàng tồn kho theo dõi theo 02 đơn vị tính là LIT và L15. Trong đó, L15 là cơ sở để tính giá vốn và nguồn hàng mua: nhập khẩu, nội địa, tái xuất...vv đuợc tính giá vốn tách bạch nhằm xác định nguồn hàng có giá mua tốt nhất.
- Ngoài ra, các mặt hàng luôn được theo dõi nhập xuất theo định mức và thực tế. Đối với giá thành thì lượng hàng tham gia tính giá sẽ dựa trên định mức.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

QUY TRÌNH CHUẨN MUA HÀNG, NHẬP KHO CỦA ORACLE E-BUSINESS SUITE

DIS.01_QUY TRÌNH TỪ YÊU CẦU MUA HÀNG ĐẾN NHẬP KHO Sơ đồ Mô tả Đầu vào: Hợp đồng đã ký Kế hoạch mua hàng Dự báo nhu cầu bán Xử lý: Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng và đệ trình phê duyệt Trưởng bộ phận/Giám sát mua hàng phê duyệt yêu cầu dựa trên quy định phê duyệt hạn mức đơn hàng mua Ban/Phòng lập đơn hàng mua cho các nhà cung cấp đã được lựa chọn Trưởng bộ phận phê duyệt đơn hàng mua Ban/Phòng gửi đơn hàng đến nhà cung cấp bằng email, fax…vv Nhận hàng hóa: Nếu là hàng hóa thì Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng / Trưởng kho nhận hàng hóa vào kho/ khu vực kiểm tra Nếu là dịch vụ thì Ban/Phòng lập yêu cầu mua hàng nhận dịch vụ Đầu ra: Lập hóa đơn mua Tính giá mua Ghi nhận hạch toán DIS.02_QUY TRÌNH TRẢ HÀNG NHÀ CUNG CẤP Sơ đồ Mô tả Đầu vào: Quy trình DIS.01 Xử lý: Người mua/Nhà cung cấp cùng thống nhất yêu cầu trả lại hàng đã mua bị lỗi Chuyển trả hàng Có thay thế hàng đã mua bằng hàng ...

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH ORACLE E-BUSINESS SUITE

PHÂN HỆ SYSTEM ADMINISTRATOR 1.       Log in vào ứng dụng 2.       Tạo User/ Người dùng 3.       Tạo quyền truy cập 4.       Tạo bộ báo cáo 5.       Các quyền quản trị ứng dụng PHÂN HỆ PHẢI TRẢ - ORACLE PAYABLES 1.       Hóa đơn mua hàng 2.       Thanh toán mua hàng 3.       Tạo nhà cung cấp PHÂN HỆ PHẢI THU - ORACLE RECEIVABLES 1.       Nhập hóa đơn bán hàng   2.       Nhập thu tiền 3.       Nhập khách hàng PHÂN HỆ TIỀN - ORACLE CASH MANAGEMENT PHÂN HỆ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - ORACLE ASSETS PHÂN HỆ TỔNG HỢP - ORACLE GENERAL LEDGER 1.        Tạo bút toán tổng hợp 2.    ...